Quê gốc của kẹo dồi là Nam Trực – Nam Định. Từ lâu đời, trong huyện có nhiều gia đình sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tiêu thụ ở các chợ quê, các thị trấn, dần dần lên đến thành phố và toả đi nhiều nơi.

Nguyên liệu làm kẹo là đường mạch nha, lạc và va-ni, khá đơn giản nhưng cái khó là cũng cách làm kẹo.

Người làm kẹo trước hết phải có sức khoẻ tốt, có thế mới giải quyết được khâu làm vỏ kẹo. Người không có nghề nhìn màu trắng của kẹo cứ tưởng đố là bột nếp và đường. Không phải, đó chỉ là đường và nha cho vào hoán đến khi lấy đủ độ giòn(đủ tấc theo tiếng nhà nghề) đưa kẹo ra làm bớt nguội rồi đưa lên vật cột. Cả khối kẹo được ràn mỏng, càng mỏng càng tốt rồi cho hỗn hợp nhân lạc đã nhào đường, mạch nha, va-ni trông óng màu mật ong vào giữa, cuốn tròn hình như chiếc xe điếu. Sau đó đến công đoạn kỹ thuật khéo léo của người thợ rút kẹo trong lòng bàn tay sao cho những dây kẹo tròn dài và điều nhân bên trong mà bên ngoài vỏ kẹo không bị vỡ để lộ nhân lạc ra ngoài. Cuối cùng lấy dao chuyên dùng để thái vát kẹo thành những khoăng kẹo như những miếng dồi lợn.

Tôi được biết những công đoạn trên là nhờ có dịp gặp chị Thanh Hoa, chính quê Nam Trực, chủ cơ sở bánh kẹo Kim Thành Hoa, 122 đường Minh Khai, Thành Phố Nam Định – nổi tiếng về loại kẹo sìu châu( lạc hoặc vừng ), kẹo dồi

Người làm kẹo giờ đây đỡ vất vả hơn xưa nhiều lắm để dồn công sức vào việc giữ vững truyền thống, cải tiến kỹ thuật, làm kẹo dồi xứng đáng là một trong những đặc sản của Thành Nam.

Thành tựu đã đạt được

Bảng vàng doanh nhân Đại Việt

2009, 2010

Tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao

Bảng vàng doanh nhân Đại Việt

2010

Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng

2008

Thương hiệu nổi tiếng vùng duyên hải Đồng bằng Bắc Bộ

2009